[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Thông Tin Các Thiết Bị Về IT- Sản Phẩm Phục Vụ Văn Phòng » Âm Thanh -Loa Vi Tính » LOA – CẤU TẠO CƠ BẢN
LOA – CẤU TẠO CƠ BẢN
AppleNaNoDate: Monday, 2011-08-01, 9:17 AM | Message # 1
Colonel
Group: Administrators
Messages: 248
Reputation: 0
Status: Offline
PATECH - Loa là dụng cụ điện thanh có tác dụng biến đổi năng lượng điện âm tần thành năng lượng âm thanh. Nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành điện thanh.

Loa được dùng trong các máy tăng âm, máy thu thanh, máy ghi âm, máy thu hình, trong màng lới truyền thanh có dây và để trang âm trong nhà,ngoài trời.

[img]http://www.patech.com.vn/images/stories/News/nivs%20v3.jpg[/img]
I - ĐẶC TÍNH CHÍNH CỦA LOA:
1 – Công suất danh định của loa:
Công suất danh định của loa là công suất lớn nhất có thể cung cấp cho loa mà loa có thể chịu đợc, để các bộ phận của loa không bị biến dạng (nh cuộn dây bị nóng, màng loa bị méo) và đảm bảo hệ số méo không đờng thẳng không vợt quá mức quy định. Đơn vị tính công suất loa là vôn – am – pe (VA).
2 - Điện áp danh định của loa:
Điện áp danh định của loa là điện áp âm tần đa vào hai đầu loa để có công suất danh định, đơn vị tính điện áp là vôn.
3 – Trở kháng danh định của loa:
Trở kháng danh định của loa là trở kháng đo đợc khi đa vào loa một dòng điện âm tần hình sin có tần số quy định (thờng là 1000Hz hay 400Hz). Mức điện áp đa vào loa là 30% điện áp danh định. Trở kháng của loa thayđổi theo tần số.
4 – Thanh áp của loa:
Thanh áp của loa biểu thị độ nhậy của loa. Với cùng một công suất âm tần cung cấp cho loa, loa nào có thanh áp lớn hơn thì độ nhậy cao hơn.Độ nhậy của loa đợc đánh giá bằng thanh áp chuẩn của loa. Thanh áp chuẩn của loa đo ở điểm trên trục loa cách miệng loa 1m, khi đa vào loa công suất 0,1VA. Thanh áp tính theo đơn vị m bar.
Thanh áp chuẩn trung bình của loa là trung bình cộng của các thanh áp chuẩn riêng, đo ở các tần số 100,200,400,600,800,1000,1200,1500,2000,2500, 3000,3500,4500,5500,6500,8000, 10.000,12.000,15.000Hz.
5 - Đáp tuyến tần số của loa: Đáp tuyến tần số của loa biểu thị sự biến đổi của thanh áp chuẩn của loa khi tần số thay đổi .

Đáp tuyến tần số biểu thị tính trung thực của loa. Loa có chất lợng cao thì dải tần số công tác rộng và độ không đồng đều của đáp tuyến tần số càng ít. Màng loa càng to thì tiếng trầm càng rõ.
Loa điện từ có đáp tuyến tần số từ 200 đêns 2000Hz chênh lêchh 18dB; loa điện động cỡ nhỡ: từ 150 – 6000Hz, chênh lệch 18 dB; loa điện động cỡ lớn từ 100 – 8000Hz, chênh lệch 15dB; loa điện động chất lợng cao: từ 70 – 10:000Hz, chênh lệch 15dB; loa nén 25W: từ 200 – 4000Hz, chênh lệch 15dB.
6 - Độ méo không đường thẳng:
Nếu đa vào loa một dòng điện hình sin thì tiếng loa phải là một đơn âm. Nhng do kết cấu của loa kém, nên tiếng phát ra bị méo, vì tiếng phát là một âm phức tạp gồm âm đơn và một số âm hài. Tỷ số giữa biên độ những âm hài và biên độ âm cơ bản là độ méo không đờng thẳng. Độ méo này càng lớn thì tiếng loa càng méo, nghẹt, rè …
7 –Búp hướng của loa:
Loa cũng hưóng tính như microo.Các điểm chung quanh loa có cùng mức thanh áp, tạo thành đường đặc tính phương hướng của loa. Loa đơn treo lơ lửng có búp hướng hình cầu, âm thanh toả đều ra mọi phía. Loa cột và loa nén có búp hớng nhọn. Đối với loa đơn thì tiếng trầm có búp hướng giống hình cầu, tiếng thanh có búp hướng nhọn.
8 – Hiệu suất của loa:
Hiệu suất của loa là tỷ số giữa công suất âm thanh phát ra với công suất điện âm tần vào loa. Hiệu suất của loa phụ thuộc vào kết cầu và chất lợng các chi tiết của loa.
TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI LOA
Nhìn vào bộ dàn âm thanh, dễ nhận thấy lao là thiết bị nổi bật nhưng không phải ai cũng biết rằng hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng tới âm thanh của toàn hệ thống. Nhờ có bộ loa, tín hiệu điện được chuyển hoá thành sóng âm khiến tai ta có thể nghe được.
Tất cả các loại loa đều hoạt động dựa trên nguyên tắc căn bản là làm không khí chuyển động theo sự điều khiển của tín hiệu điện để tạo nên các sóng âm lan truyền trong không khí, tác động tới tai người nghe và giúp chúng ta thưởng thức được âm nhạc…
Có nhiều cách thức vận dụng nguyên tắc này, nhưng chúng tôi phân loại thành 5 nhóm chính, tương ứng với năm loại loa khác nhau, đó là loa điện động, lao màng tĩnh điện, loa mành nam châm, loa kèn và một loại loa khá mới mẻ, có cấu tạo đặc biệt đó là loa plasma.
[img]http://www.patech.com.vn/images/stories/News/nivs%20a2.jpg[/img]
Loa điện động
Loa điện động là loại phổ thông nhất trong tất cả các loại loa. Về cấu tạo, loa điện động bao gồm các bộ phận: xương loa, nam châm, cuộn dây động, màng loa, nhện và gân loa. Màng loa được thiết kế theo hình nón hoặc vòm, tạo nên một bề mặt chuyển động và sinh ra các luồng khí, từ đó, hình thành nên sóng âm. Bộ phận nâng đỡ và gắn kết màng loa cùng tất cả các chi tiết khác của loa là xương loa - thường làm từ sắt dập hoặc đúc bằng hợp kim nhôm hay gang.
Xung quanh màng loa là gân loa, có chức năng kết nối màng loa với xương loa, cho phép màng loa có thể chuyển động lên xuống. Gân loa có thể ví như là trục của bánh xe, vừa gắn bánh xe vào thân xe, vừa cho phép bánh quay tròn. Gân loa còn giúp màng loa quay trở lại vị trí đứng yên sau khi chuyển động.
Một “đồng nghiệp thân cận” của gân loa, cùng làm việc giữ màng loa ổn định vị trí sau khi chuyển điện động là con nhện. Nó được đặt sát dây của màng loa hình nón. Phần lớn con nhện đều được uốn lượn sóng như hình mái lợp.
Cuộn dây động đựơc quấn bằng đồng quanh một lõi hình trụ. Tín hiệu xoay chiều từ ampli đựơc đưa vào cuộn dây rồi đi qua các vòng dây, và sinh ra từ trường. Từ trường này tương tác với từ trường của nam châm loa, tạo ra các chuyển động lên xúông. Mức độ dao động của cuộn dây tỉ lệ với dòng điện chạy trong cuộn dây đó. Cuộn dây động có một đầu gắn chặt với nón loa, vì thế các dao động từ cuộn dây được truyền tới nón loa và làm rung động cả nón loa, từ đó phát ra âm thanh. Loa điện động dù là loa trầm, loa trung hay loa treble… đều hoạt điện động dựa trên nguyên tắc này để tạo ra âm thanh. Tất nhiên, tuỳ từng dải tần mà các loa có nhiều kiểu cấu tạo và kích cỡ khác nhau. Để có một thùng loa hoàn chỉnh, người ta có thể chỉ cần sử dụng một chiếc loa điện động duy nhất (chẳng hạn như trường hợp toàn dải – full range). Tuy nhiên, để có được phổ âm thanh thật đầy đủ và tránh hiện tượng các loa bị méo tiếng do hoạt động ở những dải tần không thích hợp, người ta cần phải phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa, bởi vì không có chiếc loa con nào.
Tuy nhiên, để có được phổ âm thanh thật đầy đủ và tránh hiện tượng các loa bị méo tiếng do hoạt động hoạt động ở những dải tần không thích hợp, người ta cần phải phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa, bởi vì không có chiếc loa con nào có thể một mình tải được tất cả tần số này. Và công việc phân chia các dải tần cho từng loa con lại thuộc về một bộ phận khác trong thùng loa, đó là bộ phân tần
[img]http://www.patech.com.vn/images/stories/News/nivs%20k30.jpg[/img]
 
Forum » Thông Tin Các Thiết Bị Về IT- Sản Phẩm Phục Vụ Văn Phòng » Âm Thanh -Loa Vi Tính » LOA – CẤU TẠO CƠ BẢN
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: