[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Trao Đối Về Công Nghệ » Đánh Giá Sản Phẩm » Asus K43JS-VX 198 liệu có đáng đồng tiền bát gạo
Asus K43JS-VX 198 liệu có đáng đồng tiền bát gạo
hexenDate: Tuesday, 2011-08-09, 11:04 AM | Message # 1
Lieutenant
Group: Administrators
Messages: 51
Reputation: 0
Status: Offline

Asus ko còn là cái tên quá xa lạ với thị trường máy tính hiện nay, không những thế Asus còn « làm mưa làm gió » trên nhiều « mặt trận » khác nhau. Luôn đứng top kỷ lục OC với dòng mainboard ROG mà thậm chi Asus cũng cho ra đời dòng laptop ROG – dành cho game thủ chuyên nghiệp.
Thay vì tập trung hẳn vào các phân khúc cao cấp thì hệ thống phân cấp của Asus khá là hoàn hảo, đưa đến rất nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Từ U series siêu mỏng với thiết kế bắt mắt cùng với thời lượng pin ấn tượng, cho đến dòng G series chuyên dành cho game thủ, cùng với những cấu hình cao và thiết kế hầm hố.Thậm chí Asus còn đưa cả thiên nhiên vào trong sản phẩm của mình cùng với dòng laptop Bamboo U series.
Tuy nhiên bỏ qua những thiết kế bắt mắt, bỏ qua những thời lượng pin ấn tượng cùng cấu hình khủng, với giá thành chấp nhận được, liệu người tiêu dùng sẽ mong chờ gì ở dòng laptop Asus bình dân.
K43 series nằm ở giữa phân khúc dành cho máy laptop bình dân, cho hiệu năng linh hoạt nhất, vừa có thể làm việc, vừa đủ cấu hình đáp ứng game không quá mạnh.Vậy còn gì bằng nếu một chiếc laptop đáp ứng hầu hết các nhu cầu trên của người tiêu dùng mà giá cả chấp nhận được. Vậy chúng ta trực tiếp “gặp gỡ” nhân vật chính trong bài viết này xem sao .
Phần I – Hình ảnh sản phẩm:
Tôi sẽ không đi sâu quá nhiều về phần hình ảnh bên ngoài sản phẩm, lý do “ đằng nào nó cũng chỉ là cái laptop, chụp đi chụp lại nó vẫn chỉ là bằng ấy cổng giao tiếp, họa có chăng xem thiết kế của nó có khác gì ko”
Vì cùng nằm ở 1 phân khúc nên K43S không quá khác biệt so với người anh em khác của mình
Tôi đi thẳng vào thiết kế của sản phẩm luôn, mã đầy đủ của sản phẩm này là Asus K43SJ-VX198 có tông màu khá lịch lãm.

Sau khi tháo bỏ lớp vỏ của em nó ra thì vẫn như dòng Asus phổ thông truyền thống, nhìn thoáng qua tôi tưởng là màu đen, nhưng thực chất không phải, nhân vật chính của chúng ta có một lớp vỏ nổi bật - màu nâu.
Toàn bộ vỏ ngoài của máy được bao bởi màu nâu sang trọng, nắp trên của máy nổi bật với logo Asus cùng với tông nền vân kẻ ngang. Nhìn cũng khá bắt mắt (nếu ko để ý kỹ sẽ bị nhầm lớp vỏ có màu đen chìm).

Tôi có thể thấy được là thiết kế mới “ không thể mỏng hơn được nữa” với dòng này
Bàn phím vẫn theo lối truyền thống, chữ trắng với phím phụ màu xanh, bố cục không có gì thay đổi. “Đôi loa” altec hai bên hứa hẹn khả năng phát âm tốt

2 bên touchpad vẫn là nơi điểm nhấn cho công nghệ, phía bên trái là vi xử lý Sandy Brigde mới cùng VGA Nvidia GT520M 1GB GDDR3, bên phải là cấu hình của máy tính cụ thể, đây là một điểm hay của Asus trong khi các hãng khác nhìn vào máy thường không thể biết được cấu hình máy móc ra sao.Xung quang khu vực keyboard + touchpad được thiết kế bằng nhôm phay , tạo cảm giác thoải mái ko bị dính tay do mồ hôi khi sử dụng lâu.
Lật mặt sau của máy lên, ngoài tem chính hãng ở giữa thì lỗ thoát khí khá ít, và chỉ tập trung vào những bộ phận nhạy cảm, như ram HDD hay VGA

Nhìn sang thân cạnh trái của máy, nơi lỗ thoát nhiệt lớn nhất, vài thiết kế gần đây của Asus tập trung cho luồng khí thoát nhiệt lớn nhất, cùng với thiết kế mỏng hơn, vì vậy các cổng giao tiếp được thu hẹp đi nhiều.
Từ dòng Kxxx và Nxxx series , ASUS đã có bước cải tiến đáng kể về hệ thống làm mát , loại bỏ hoàn toàn lối thiết kế hút nhiệt 90độ theo chiều đứng truyền thống và thay bằng góc 90 độ theo chiều nằm ngang giúp làm mát hầu hết các linh kiện trên board chứ ko chỉ CPU.

Bên cạnh trái chỉ bao gồm 1 USB, 1 HDMI, 1 Lan , power và cổng kết nối màn hình.

Bên cạnh phải ngoài 2 cổng USB ra là dây kết nối tai nghe và mic, nơi cắm các loại thẻ nhớ được đưa ra phía trước máy.

Phụ kiện đi kèm khá đơn giản, bao gồm : đĩa driver, pin, sạc dây và sách hướng dẫn sử dụng và 1 cuốn sổ bảo hành
Tôi xin kết thúc phần hình ảnh tại đây để tập trung cho thứ mà chúng ta đang quan tâm chờ đợi hơn, đó là hiệu năng của sản phẩm.

Phần II – Hiệu năng tổng quát

Đầu tiên tôi kiểm tra cấu hình hệ thống, với mã sản phẩm mà tôi chọn thì cấu hình sản phẩm được như sau :
• CPU: Intel Sandy Bridge i5- 2410M
• RAM: 2GB ASint
• HDD: SEAGATE 500GB
• VGA: GT520M 1GB
• OS: Window7 64bit
Bonus : đĩa driver kèm theo máy “Only 64bit” , một điểm quá dở.Nhưng theo tôi nghĩ lý do là vì, mã sản phẩm này chính là mã sản phẩm cắt giảm của mã sử dụng 4GB Ram xuống, các bạn có thể check và dễ dàng nhận ra điều đó, tuy nhiên cài 64bit chỉ với 2GB thì hơi buồn cười, chưa kể sẽ còn ảnh hưởng tới 1 số công việc của những ai chuyên dùng 32bit
Để tự win chấm điểm xem được bao nhiêu, và Graphics luôn là thứ được điểm thấp nhất, cpu Sandy mới của intel được đánh giá khá cao.

Asus sử dụng HDD Seagate cho tốc độ đọc dữ liệu nhanh hơn chút so với các loại ổ thông thường khác

Mặc dù chỉ được thiết kế sử dụng pin 6 cell nhưng công suất thiết kế của pin rất đáng kể, với 56160 mWh đủ để bạn yên tâm với VGA rời GT520

Màn hình của máy được sử dụng màn Samsung, đạt chuẩn 14”

Ngoài những phần mềm tiện ích đi kèm các series của Asus như : LifeFrame, SmartLogon Manager, Splendid Utility, Trend Micro Titanium Internet Security thì K43S còn mang tới cho người dùng 1 phần mềm tiện ích mới , đó là ASUS Sonic Focus
Sau khi cài xong toàn bộ driver đi kèm thì ta sẽ sử dụng được ASF, đây là phần mềm hỗ trợ thêm cho “cặp loa” AltecLansing để giúp cho chất lượng loa ngoài chân thực và sống động hơn. Độ cảm nhận hay dở tùy từng người, tuy nhiên với riêng bản thân tôi thì khi kích hoạt ASF thì sử dụng loa ngoài hay hơn hẳn các dòng laptop khác ngang tầm, hoặc ít ra là hơn hẳn so với những đàn anh trước của mình.

Power4Gear hiện nay và Turo Boots đặc quyền của SB xuất hiện bên góc phải màn hình như một công cụ Gadgets, mỗi khi chạy ứng dụng nặng thì icon TB sẽ biểu thị cho ta biết hệ thống đang tự kích hoạt lên mức xung bao nhiêu.

Power4Gear có 2 chế độ kích hoạt nhanh giữa HP và BS, ta có thể tùy chỉnh kỹ càng hơn khi kích hoạt phần mềm này, khá chuyên nghiệp và tiện dụng hơn trước.

Một khi đã kích hoạt Battery Saving thì xung của cpu được giữ ở mức thấp nhất, themes cũng chuyển sang chế độ default và thanh taskbar được giấu đi, ở chế độ này máy đảm bảo sao cho hoạt động ít công suất nhất có thể, thậm chí tôi lướt web cũng còn thấy giật.


Phần III – Nhiệt độ hoạt động

Đối với một chiếc laptop có VGA rời thì nỗi lo lắng của người tiêu dùng luôn là đảm bảo yếu tố bền bì khi chơi game lâu dài, đòi hỏi hệ thống phải chạy cực kỳ mát mẻ.

Ở chế độ không tải, iddle mức xung của cpu được hạ thấp nhất và nhiệt độ hoạt động ở chế độ này là ~ 47 độ, có vẻ hơi “hốt” đúng không, nhưng bạn đừng lo, đây gần như là mức temp chuẩn cho mọi cpu intel Sandy Bridge mới bây giờ.

Cũng tương tự như cpu, GPU GT520 của Nvidia cũng hoạt động ở chế độ không tải , giảm xung mức tối đa và nhiệt độ ~ 44 độ, khá là mát mẻ

Tôi vắt kiệt sức cpu với IBT và cũng để ý TB tăng xung nhịp cho cpu lên tối đa là 2.7ghz, khi loops 20v IBT thì temp tối đa chỉ là 81 độ, vẫn trong mức cho phép và tôi không thấy dấu hiệu tăng thêm. Với mức temp fullload này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng máy trong thời gian dài, có sự trợ giúp của đế tản nhiệt thì càng không phải lo nghĩ.


Phần IV – Hiệu năng tổng thể

Phần này đánh giá thực sự hiệu năng của chiếc laptop mà ta bỏ ra đồng tiền liệu có đáng hay không.
Đầu tiên tôi dùng CineBench R11.5 để test khả năng render của cpu

Với sức mạnh của i5 SB mặc dù không mạnh mẽ như máy bàn thì khả năng render của cpu vẫn khá tốt
Tiếp theo sau đây là phần mà tôi khá bất ngờ nhất, dùng AIDA64 để test hiệu năng của Ram, thật bất ngờ và ấn tượng khi mà chỉ với 2 GB RAM mà tốc độ đọc ghi dữ liệu khá nhanh, điều này bạn có thể cảm nhận được rõ rệt khi trực tiếp cài máy và sử dụng, tôi thấy mượt hơn hẳn so với các laptop khác mà tôi từng dùng ( dĩ nhiên là cùng phân cấp )

Sử dụng 3D Mark06 để xem khả năng ứng dụng game được bao nhiêu điểm, hơn 5k là điểm số không tồi lắm cho GPU GT520

3D Mark11 vẫn là ông vua benchmark thử thách hiệu năng các VGA, vì vậy mặc dù hỗ trợ dx11 nhưng GT520 vẫn quá yếu đuối so với 3Dmark11

Thử qua một chút với Unigine , kết quả vẫn thảm thương lắm.

Mặc dù vậy chẳng hóa ra là tôi bỏ tiền ra cho một chiếc laptop với cấu hình hứa hẹn mà lại không trông mong được gì hơn sao. Tôi sẽ trải nghiệm trực tiếp với game ở phần tiếp theo đây.
Phần V – Hiệu năng khi chơi game
Call of Duty 7 : Black Ops

Game bắn súng lừng danh nhất làm bao nhiêu game thủ chao đảo,thậm chí “cắt máu ăn thề” nghiến răng nghiến lợi để mua được VGA về chỉ để chơi game này.

Ngay khi vào game tôi hoàn toàn để cấu hình mặc định cho game tự nhận, tuy nhiên resolution bị chuyển thành màn vuông, nên thứ duy nhất tôi tinh chỉnh là độ phân giải của game, tôi chỉnh full màn hình. Và vào chiến


Sử dụng Fraps để bench trong quá trình chơi như sau :

Cảm giác bắn là khá mượt với thiết lập như trên, tuy thỉnh thoảng có hơi giật khựng, nhưng với game thủ không quá khó tính thì chơi về nước với cấu hình như trên là hoàn toàn có thể trải nghiệm được hình ảnh đẹp tuyệt vời.

Assassin Creeds II – Brotherhood

Cái tên series ăn khách của Ubisoft , với nhiều pha lèo trèo “ảo” gần như không tưởng cùng với hành độ mờ ám lén lút, đây cũng là một trong những game có cấu hình khá, khá thôi chứ không phải là nặng.
Vẫn là để game tự chỉnh cấu hình mức phù hợp, với các thiết lập như sau

Hình ảnh đẹp mà không gây cảm giác giật, kể cả khi 1 chọi 1 đống


Tuy nhiên điểm bench lại không cao lắm, có lẽ tôi là một game thủ khá dễ tính

Bench luôn không cần phải dài dòng, thiết lập cấu hình mặc định


Rank C không phải là quá tồi, và max setting thì cũng chỉ hơn có 1 chút, nhưu vậy cấu hình này là vừa đủ thưởng thức mà không giật



StarCraft II: Wings of Liberty

1 thời lừng lẫy của tự game chiến thuật cùng tên nay đã ra đến bản 2, với đề nghị cấu hình yêu cầu mới xuất xưởng khiến bao game thủ phải lo lắng, tuy vậy K43S đã không làm tôi thất vọng

Với thiết lập cấu hình như trên, chơi qua vài màn thì máy hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu về game này

THE LAST REMNANT

1 đại diện cho dòng game RPG của SquareEnix, cấu hình đưa ra có vẻ thấp, tuy nhiên không phải chiếc laptop nào cũng có thể chạy mượt được

Số khung hình thu được không cao, khi gặp những trận đấu nảy lửa với nhiều đối thủ thì sẽ khá là giật

Biều đồ thời lượng pin

Pin 6cell dành cho dòng K43S cũng như bao dòng khác , thời lượng dùng pin khi chơi game và xem phim không chênh nhau nhiều, tuy nhiên nếu lướt web cùng thế độ BatterySaving thì thời lượng tăng lên đáng kể
Trên đây là biểu đồ tôi đã thử dùng qua với chế độ tiêu hao điện năng cao nhất, giúp người dùng phần nào có thể hình dung được
Phần VI – Kết luận

Ưu điểm:

Loa ngoài sau khi được ASF hỗ trợ đã cải tiến rất nhiều
Tốc độ boot và vận hành khá nhanh
Giá thành tốt với hiệu năng khá

Nhược điểm

Ram chỉ có 2Gb trong khi đĩa cài chỉ dành cho win 64bit
Touchpad lại không phải bằng nhôm
Camera độ phân giải thấp
Ít cổng giao tiếp

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian ra để đọc đến dòng cuối cùng này, bài rv còn sơ sài và nhiều thiết sót, xin các bạn góp ý giùm.
 
Forum » Trao Đối Về Công Nghệ » Đánh Giá Sản Phẩm » Asus K43JS-VX 198 liệu có đáng đồng tiền bát gạo
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: